Rubik
Cục Rubik là một trò giải đố được kiến trúc sư Hungary Ernő Rubik năm 1974. Không biết viết gì nữa nên trích tạm một câu nói của ông :)).
“If you are curious, you’ll find the puzzles around you. If you are determined, you will solve them. ” Erno Rubik
Quy tắc xoay rubik cơ bản
Có hai cách xếp chính là cạnh-đỉnh và theo tầng
Xếp chữ thập ở một mặt | 7 | 2 giây. | |
Xếp đỉnh và cạnh của một mặt tương ứng như hình | 4 x 7 | 4 x 2 giây. | |
Xếp cùng lúc định hướng cạnh và đỉnh đề tầng cuối cùng có đủ màu (1 trong 40 công thức) | 9 | 3 giây. | |
Xếp 8 viên còn lại của tầng cuối (1 trong 13 công thức) | 12 | 4 giây. | |
Tổng | 56 | 17 |
(Nguồn: http://www.ws.binghamton.edu/fridrich/system.html)
Trang web rubik hay
Speedcubing : trang web tổng hợp thông tin về kỷ lục, các giải đấu, v.v.. tiếc là chỉ cập nhật đến năm 2012
World Cube Association : trang thông tin chính về các giải đấu, các kỷ lục qua các năm. Giải đấu tiếp theo sẽ là ở Pháp vào tháng 7 năm 2017.
Jessica Fridrich : (từ hồi biết xoay rubik đã nghe tên Fridrich rồi mà giờ mới biết đây là một giáo sư nữ, quá giỏi…). Lúc nào rảnh chắc sẽ ráng ngồi viết một bài rõ hơn.
Cubefreak : trang tổng hợp thông tin đầy đủ về cách xoay, con đường đi từ chưa biết gì tới sub-10s.
Quá trình luyện “from zero to sub-10s”
Hay làm thế nào để giải rubik dưới 10 giây.
(Nguồn: http://cubefreak.net/speed/articles/howtolearn.php)
Bước 0: Chuẩn bị
Nắm bắt các mặt của rubik, các hướng xoay và kí hiệu xoay (như hình dưới). Một vài ký hiệu đặc biệt khác: w là xoay 2 tầng, r là xoay 1 vòng theo chiều của R,…


Bước 1: Giải theo từng tầng
Học phương pháp giải theo từng tầng. Ngoài ra có thể luyện thêm kỹ năng của các ngón tay (fingertrick) ở đây (người hướng dẫn là Alexander Lau đang đứng thứ 3 thế giới về xoay rubik với kết quả ở WCA là 5.96 giây với cục 3x3x3).
Số công thức cần học: 11 (4 cho tầng cuối, 7 ngắn và tương đối đơn giản)
Số lần xoay: ~110
Tốc độ có thể đạt được: ~35 giây
Mục tiêu để có thể chuyển đến bước tiếp theo: 60 giây = ~ 2 lần xoay/giây (tps – turns per second)
Bước 2: OLL và PLL
Học một số công thức để cải thiện tầng cuối cùng.
Số công thức cần học: 16 tầng cuối (3 chuyển cạnh, 7 chuyển góc, 2 hoán vị góc, 4 hoán vị cạnh)
Số lần xoay: ~85
Tốc độ có thể đạt được: ~25 giây
Mục tiêu để có thể chuyển đến bước tiếp theo: 40 giây = ~ 2 lần xoay/giây (tps – turns per second)
Bước 3: Fridrich cho người lười
3a: 3-LLL: kết hợp PLL hai bước với tất cả các công thức PLL (31 công thức, có 10 công thức cũ từ bước 2 và 15 công thức mới)
3b: F2L tiêu chuẩn: để xoay được 2 tầng đầu (41 công thức, đa phần ngắn)
Số lần xoay: ~63
Tốc độ có thể đạt được: ~15 giây
Mục tiêu để có thể chuyển đến bước tiếp theo: 25 giây = ~ 2,5 lần xoay/giây (tps – turns per second)
Bước 4: Fridrich đầy đủ
Học toàn bộ OLL.
Số công thức cần học: 78 công thức cuối (47 công thức hướng mới)
Số lần xoay: ~56
Tốc độ có thể đạt được: <10 giây
Nhật ký mới tập rubik
Cách đây rất nhiều năm mình đã từng ngồi xoay rubik, nhưng không chủ tâm luyện tập cho nhanh hay gì cả, chỉ làm cách nào làm chủ cục 3x3x3 để có thể giải được mấy cục dị bản khác thôi. Hiện tại thì do quá rảnh nên mình dự định sẽ luyện xoay nhanh tới một mức nào đó (đương nhiên là học càng ít công thức càng tốt).
Cục rubik hiện tại của mình mua ở trên amazon, link ở đây (đặt hàng đêm hôm trước sáng hôm sau 9h thấy đồng chí tới gõ cửa giao hàng, đúng là siêu tiện lợi). Lúc đầu mua cục ở cửa hàng 100y về xoay được vài (chục) lần thì đau cả tay, ngoài việc rít thì nó không vuốt cạnh và góc nên đẩy 2 ngón là bị cọ ngay, thậm chí có lúc không thể xoay 1 lần được mà phải xoay 3 lần theo chiều ngược lại… Mình có tìm hiểu qua trên mạng thì mấy người đang giữ kỷ lục thế giới đều dùng cục của MoYu (thấy có link bán trên amazon ở đây) nhưng không vận chuyển đến Nhật nên không đặt được. Cục Newisland này thấy được đánh giá cũng tốt (có thể xem thêm video mở hộp cục này của một bạn trên youtube ở đây). Giá cả thì cũng không mắc lắm, mà thấy ghi đều đã được bôi trơn (lubed) nên cũng tương đối ổn.