Cuốn sách này chỉ rõ cho bạn khái niệm thế nào gọi là tối giản cuộc sống số, và cụ thể chi tiết cách thực hiện 1 lịch trình 30 ngày để dọn dẹp lại những công cụ kỹ thuật số mình đang sử dụng, từ đó đưa ra hướng tối ưu khi sử dụng những công cụ này.
Thông tin chung
Tên sách: Digital Minimalism (tạm dịch: tối giản cuộc sống số)
Tác giả: Cal Newport, cùng tác giả với cuốn Deep Work mình đã review ở đây.
Những điều mình học được
Trước hết thì phải nhắc tới một khái niệm mà độ này mình cũng đang cố gắng thực hành, chính là “tối giản”. Người ta nghe thấy tối giản sẽ liên tưởng ngay đến việc đồ đạc rất ít, hay là việc vứt đồ đạc, nhưng thực ra theo ý hiểu của bản thân mình thì tối giản không chỉ đơn giản là liên quan đến đồ đạc, mà nó chính hơn chính là trong suy nghĩ. Tối giản chính là cuộc sống mà tất cả đều có mục đích, bạn sắp xếp thời gian và không gian cho những thứ bạn yêu thích và loại bỏ tất cả những thứ làm bạn xao nhãng.
Cuốn sách này của Cal Newport có cấu trúc 2 phần, phần 1 là cơ sở nói về lý thuyết chung và phần 2 là thực hành.
Phần 1. Cơ sở
định nghĩa digital minimalism: cách sử dụng công nghệ mà bạn chỉ tập trung thời gian online của mình vào một số rất ít hoạt động đã được lựa chọn và tối ưu hoá, những hoạt động này phải mang lại lợi ích thêm cho những gì bạn coi trọng, và bạn có thể vui vẻ bỏ qua tất cả những thứ còn lại.
Cal Newport định nghĩa digital minimalism như ở trên, và kèm theo đó là có 3 nguyên tắc chính:
. clutter is costly (lộn xộn rất lãng phí): dùng thời gian một cách lộn xộn và chú ý vào nhiều thứ khác nhau cùng một lúc sẽ không hiệu quả, rất lãng phí thời gian
.. optimization is important (việc tối ưu rất quan trọng): phải suy nghĩ cẩn trọng về việc sử dụng từng công cụ như thế nào, tìm ra công nghệ nào hợp với cuộc sống của mình là một bước rồi, nhưng lợi ích thực sự chỉ từ khi bạn có thể kiểm soát được cách bạn dùng nó như thế nào.
… intentionality is satisfying (ý thức được việc mình làm sẽ mang lại sự hài lòng) : khắt khe chọn lựa công cụ sẽ tạo cho bạn cảm giác thoả mãn khi dùng những cái đó, và chính điều này sẽ lấn át đi những thiếu hụt từ những công cụ mà bạn đã từ bỏ.
Khi đã nắm được các nguyên tắc này thì có thể tiến hành phương pháp Digital declutter (dọn dẹp cuộc sống số) với các bước như sau:
- Sắp xếp ra 30 ngày để có thể gạt bỏ những công cụ không bắt buộc/không quá cần thiết (optional technology) cho cuộc sống.
- Trong 30 ngày này, tìm lại và khám phá những hoạt động có ý nghĩa.
- Hết đợt 30 ngày này thì bắt đầu thêm dần các công cụ, bắt đầu từ trạng thái rỗng. Với mỗi công cụ bạn thêm vào cuộc sống, định nghĩa giá trị nó mang lại và cụ thể cách bạn dùng để đem lại lợi ích tối ưu.
Mục đích của việc dọn dẹp này không phải chỉ đơn giản để “kiêng” những công cụ có hại, mà còn là để ta có thời gian cho những hoạt động mang lại nhiều giá trị hơn vào thời gian sinh ra do bỏ những công cụ dư thừa. Đặc biệt cần “xử lý” ở đây là các optional technology, được định nghĩa là những thứ mà bạn có thể bỏ đi mà không gây ảnh hưởng lớn tới công việc hay đời sống. Đối với những thứ này, bạn cần xác định rõ chính xác sẽ dùng nó lúc nào và khi nào, đặt ra một số quy định chặt chẽ chứ không để sử dụng tự do.
Kết quả bạn sẽ còn lại một danh sách những công cụ nên bỏ, và những thứ có thể dùng cùng với quy tắc rõ ràng. Quy tắc để có thể thêm một công cụ vào cuộc sống:
- Phục vụ điều gì đó mà bạn đánh giá cao (có một vài giá trị là không đủ, cần có giá trị cao)
- Là thứ tốt nhất để phục vụ cho giá trị này (nếu không, thay thế nó bằng một thứ khác tốt hơn)
- Có vai trò cụ thể trong cuộc sống của bạn, gắn kết với một quá trình rõ ràng về thời gian và cách sử dụng
P2 Thực hành
- Dành thời gian một mình.
Công nghệ mang chúng ta lại gần nhau hơn, giúp con người lúc nào cũng có cảm giác đang được kết nối, nhưng những thời gian một mình (mà bạn cùng phòng mình hay gọi là “metime”) cũng vô cùng quan trọng. Có những khoảng thời gian thế này thường xuyên có thể giúp cho suy nghĩ được tự do hơn, có thể điều chỉnh lại cách nghĩ và cách nhìn nhận. Có thể thực hành bằng cách đi bộ lâu mà không mang thiết bị điện tử hoặc viết thư gửi mình trong tương lai, etc. - Đừng bấm like
Lý luận của Cal Newport là mạng xã hội có thể dùng để kết nối mình với thế giới, nhưng những tương tác ở đây chỉ đơn giản là kết nối chứ không phải hội thoại, nhưng không nên bấm like để tạo quá nhiều tương tác cấp thấp này mà nên dành thời gian hội thoại để đạt hiệu quả hơn rất nhiều lần tương tác cấp thấp, tiết kiệm thời gian. Cũng đúng là không nên kiểm tra tin nhắn thường xuyên, nhưng mà thói quen like dạo mình vẫn đang thấy rất happy nên chắc sẽ không bỏ (cái này mình không bị thuyết phục lắm :”>). - Tìm lại niềm vui từ giải trí
Cái này thì mình thấy vô cùng đúng, bản thân mình nhiều khi cầm điện thoại lên lướt lướt mạng xã hội, chỉ đơn giản là vì hành động đó rất dễ dàng và đem lại niềm vui vừa đủ, nên tự não mình lười không điều khiển tới các hành động khác (mặc dù có thể các hành động khác sẽ đem lại niềm vui lớn hơn).
Lời khuyên là nên có lịch rõ ràng cho những hoạt động giải trí cấp thấp (cái này ý kiến thống nhất từ cuốn Deep Work, mình cũng có thực hành nhưng chưa triệt để lắm đã thấy có hiệu quả rồi).
Lời khuyên nhỏ nữa từ mình sau khi nhận thấy lý do thất bại trong khoảng thời gian vừa rồi, chính là phải cân bằng giữa lượng input và output. Đợt rồi input quá nhiều mà không có thời gian output nên bị quá tải, kể cả học và chơi. - Cưỡng lại sự chú ý
Ở đây thì có một khái niệm khá hay là “attention economy” mà ở đó người ta coi attention (sự chú ý) cũng là một tài nguyên có hạn và cần được phân bổ một cách hợp lý. Về phía nhà quảng cáo thì họ phải làm thế nào để khai thác hết mức nguồn tài nguyên này, bằng cách làm cho nội dung của mình gây sự chú ý, có thể là nhanh, chính xác, dễ tiếp cận, v.v… Còn về phía người tiếp nhận thông tin như chúng ta thì phải hiểu rõ khái niệm này để đặt ra kế hoạch “chi tiêu” hợp lý cho sự chú ý, nên khắc ghi trong đầu là sự chú ý là có hạn, đừng nên lãng phí vào những cái bẫy thu hút sự chú ý đầy rẫy trên mạng.
Kế hoạch tiếp theo của mình
Hôm nay mình sẽ ở trạng thái blank và từ mai sẽ dần dần add các công cụ vào trong cuộc sống, bao gồm thiết bị điện tử, phần mềm, websites, etc… Sẽ dần dần up bài trên blog này cách ngày 😀
DigitalDeclutter #1: Thanh bookmark
Đánh giá tổng thể:
Em muốn hỏi về list các “hoạt động giải trí cấp thấp”, từ tiếng anh của từ này là gì ạ?
Em hiểu hoạt động giải trí cấp thấp sẽ thụ động, ko cần nhiều tập trung, vui ngắn hạn, dễ nghiện, ko học tập dc gì thêm, ít có ích: Lướt facebook, tiktok, nghe nhạc, xem clip.
Ko biết có ý gì rộng hơn hay khác với ý em hiểu ko.
Và sẽ có hoạt động giải trí cấp cao: đọc sách, nghe nhạc giao hưởng (bồi đắp kiến thức âm nhạc), vẽ tranh, học tập ngoại ngữ, đàn hát..vv. Vì nó có ích hơn, đem niềm vui dài hạn hơn nên mình cần ưu tiên những hoạt động này.
Cái này là “shallow” activities thôi, mình không nhớ chính xác nhưng đây là cách mình phân giữa hoạt động giải trí “deep” là cần thời gian và quyết tâm để bắt đầu, tốn nhiều năng lượng hơn, còn “shallow” thì ngược lại, tốn ít năng lượng hơn, cũng chưa chắc là ít có ích, nhưng do dễ bắt đầu tốn ít năng lượng nên rất dễ sa đà, với mình thì nên khống chế.