Cuốn này do Annie Duke là một người chơi poker chuyên nghiệp, hay nói cách khác là chuyên nghiệp trong việc “đặt cược”, dạy mọi người cách “đánh cược” trong suy nghĩ, với tư tưởng chính là do thông tin của chúng ta không hoàn hảo nên mọi quyết định đưa ra đều là một lần đặt cược, nên thay đổi suy nghĩ cố hữu thành tư tưởng “suy nghĩ như đang đặt cược”: mỗi quyết định đều không thể và không nên quá hoàn hảo.

Tác giả Anne LaBarr Duke là người chơi poker nữa chuyên nghiệp, đạt rất nhiều thành tựu và cho dù đã giải nghệ từ năm 2010 nhưng giờ vẫn đang trong top 4 phụ nữ thắng nhiều tiền nhất trong giải Poker thế giới, để thấy là chị đã áp dụng được các quy tắc quyết định đỉnh cao như thế nào, coi số tiền chị thắng được là muốn vác sách theo chị học cách ra quyết định luôn rồi :)).
Trước hết thì ai ai cũng nghĩ về mọi thứ một cách quá chắc chắn, mọi quyết định giống như một bài toán vậy, lúc nào cũng sẽ có chính xác đáp án đúng hay sai, nhưng thực tế là quyết định của chúng ta bị ảnh hưởng rất nhiều bởi may mắn, cho nên là một quyết định có thông minh chuẩn xác đến mấy ở thời điểm ra quyết định thì cũng không thể đảm bảo chắc chắn được kết quả gặt hái về sẽ như thế nào. Thường ta hay nghĩ là mình nghe một cái gì đó, sau đó nghĩ về nó rồi nhận định xem nó đúng hay sai sau đó mới tin điều này, nhưng thực tế là ta nghe cái gì đó và ta rất dễ bị nó thuyết phục, cứ thế tiếp nhận sau đó có thể là rất lâu mới lôi ra suy nghĩ lại xem nó đúng hay sai.
Để chữa được cái này thì cách đơn giản nhất là không đòi hỏi lượng thông tin quá nhiều, và phải tập cách tư duy ở mọi quyết định, phản xạ đầu tiên trước khi đưa ra quyết định không nên là tìm kiếm nhiều thông tin hơn, mà là dự đoán những khả năng có thể xảy ra, và dự đoán tỉ lệ phần trăm của chúng, xem bản thân có thể chấp nhận được kết quả xấu nhất không, cũng như sẽ có cách xử lý như thế nào ở các tình huống khác nhau. Sau đó có thể tìm kiếm thông tin để thu hẹp hoặc mở rộng các lựa chọn, nhưng quan trọng là trong đầu ta đã có một cái sườn chung, và có một tinh thần đủ vững. Tất cả là một trò chơi chiến thuật đòi hỏi tư duy, chứ không phải là trò chơi đi tìm kho báu.
Chính nhờ việc nhận định mọi quyết định đều là một lần đánh cược, thì chúng ta sẽ đễ tiếp nhận nhiều thông tin hơn, và giảm được định kiến trước khi ra quyết định, và kỳ diệu là về lâu về dài khi nhìn lại tổng thể thì nhờ quá trình tư duy tốt mà tỷ lệ phần trăm ta thành công khi ra quyết định sẽ ngày càng cao hơn.
Đây là một cuốn sách rất dễ áp dụng và học được rất nhiều, vì sau khi giải thích rất rõ về tư tưởng chính như mình đã tóm tắt lại theo ý hiểu vủa mình như trên, thì tác giả có đưa ra một số quy tắc nhỏ để giúp thay đổi cách suy nghĩ từ trước đến nay, mình sẽ tạm trích 2 quy tắc mà mình muốn áp dụng vào đời sống của chính bản thân mình ở đây.
Quy tắc 10-10-10 mà theo đó mình phải suy nghĩ về bản thân mình ở tương lai. Cố gắng không suy nghĩ quá nhiều về những gì ở hiện tại, mà phải suy nghĩ theo hướng nếu mình đưa ra quyết định này ở thời điểm hiện tại, thì sau 10 phút, 10 tháng, 10 năm, mọi thứ sẽ thay đổi như thế nào so với việc nếu mình không đưa ra quyết định đó. Tập cách hối hận trước khi ra quyết định rất quan trọng, một là đương nhiên sẽ giúp chúng ta tự nhìn lại được bản thân, và hai là sẽ cảm thấy “thanh thản”, dễ chấp nhận hơn nếu kết quả xấu nhất xảy ra.
Học cách tiếp nhận đủ loại thông tin từ tất cả mọi người, do kể cả khi mọi người cùng trải qua một sự việc hiện tượng nào đó, mỗi người sẽ tự phiên dịch và có một phiên bản câu chuyện của riêng mình (Hiệu ứng Rashomon, vì cách chúng ta nhìn thế giới luôn bao gồm cả cách chúng ta “chọn” xem thế giới nên như thế nào). Chỉ khi học cách chấp nhận thì dần dần chúng ta mới có thể nhìn được bức tranh hoàn chỉnh hơn.
Xin được kết bài viết bằng một câu nói của tác giả:
“What makes a decision great is not that it has a great outcome. A great decision is the result of a good process.” – Annie Duke
(Một quyết định được cho là tốt không phải là do nó có kết quả tốt. Một quyết định tốt là kết quả của một quá trình tư duy tốt.”
Đánh giá chung:
ui đọc review mình đã nghĩ phải nhiều sao hơn cơ. Bạn có thể nói lý do vì sao lại chỉ cho thấp vậy được ko?
À cái này đánh giá do sở thích chủ quan thôi, mình thích những cuốn có dẫn chứng khoa học hơn. 3 sao cũng là cao với mình rồi :D.